10 phút có mặt

Giảm 30K 27-30/03

Cách sửa xe máy không đề được Khóa smartkey không lên điện hay nhất

Xe máy không đề được là chuyện thường xuyên xảy ra, đa số là lỗi vặt dễ sửa chữa. Bài viết này Hiệp Nghĩa xin hướng dẫn mọi người bắt bệnh, khắc phục lỗi vặt và nổ máy xe mà không phải dắt xe ra tiệm sửa xe.

Trước hết hãy leo lên xe và gạt chân chống xe, đa số các dòng xe đời mới bắt buộc gạt chân chống và bóp thắng mới có thể đề được. Lưu ý gạt mạnh chân chống bên lên hết cỡ, bóp thắng chặt tối da và bắt đầu nhấn nút đề. Hãy thử đề vài lần trước khi đi vào bắt bệnh.

Bắt bệnh xe máy không đề được dựa vào đèn trên đồng hồ xe

Hầu hết các xe máy có đèn báo hiệu trên đồng hồ, hầu như tất cả các xe đều có đèn LED nền, xe phổ thông nhất đều có đèn chữ N và đèn báo xi nhan, đèn báo đèn pha, các xe đời mới có đèn báo số, đèn báo lỗi, xe FI có đèn báo FI, đèn báo Idling Stop, các dòng xe có cả đèn LED báo xăng, báo tốc độ, báo số KM, và hiển thị giờ…

Với các dòng xe có FI khi vặn chìa khoá hãy nhìn đèn FI có nháy sáng lên chứng tỏ FI hoạt động bình thường, ngược lại thì xe chưa khởi động FI .Nhìn đèn báo lỗi, độ sáng của đèn trên đồng hồ xe để bắt bệnh.

Nhìn đèn báo lỗi đếm số lần nháy để xác định mã lỗi

Đầu tiên khi mở chìa khoá lên cần xem đèn báo lỗi có nhấp nháy nhanh rồi nháy chậm hay không, nếu có thì cần tìm kiếm mã lỗi dựa vào số lần nháy nhanh và số lần nháy chậm. Có thể tìm ngay ra được bảng báo lỗi xe máy chia sẻ rất nhiều trên mạng. Với những lỗi dễ sửa thì thực hiện theo hướng dẫn sửa mã lỗi đó. Khi khắc phục xong mở khóa và thử nổ máy xe.

Nhìn độ sáng của đèn đoán bình ắc quy xe có yếu không

Chúng ta nhận định độ sáng của đèn trên đồng hồ xe có sáng hay không sáng, nếu đèn không sáng hãy bật xi nhanh để xác định xe có điện ắc-quy hay không. Nếu không sáng đèn rõ ràng xe mất điện, Hãy kiểm tra ắc quy và kiểm tra cầu chì theo hướng dẫn ở các phần sau.

Nếu đèn đồng hồ, xi nhan có sáng, ngồi lên xe, gạt chân chống, bóp thằng và nhấn nút đề đồng thời nhìn đèn trên đồng hồ xe, nếu đèn sáng yếu dần và nhấp nháy khi đề thì cần kiểm tra điện áp của bình ắc quy.

Cách dễ nhất để kiểm tra bình ắc quy là sử dụng VOM để đo điện áp giữa 2 cực của ắc quy, tuy nhiên, người sử dụng xe máy có thể căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết ắc quy đơn giản. Nếu ắc-quy của bạn đã được 2-3 năm, hoặc nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài, ngửi ắc quy có mùi cháy khét thì nhiều khả năng ắc quy xe máy đã có vấn đề.

Cách xử lý là dùng 2 sợi dây điện nối song song 1 cục ắc quy xe khác, hoặc ắc quy rời vào xe, nối cực dương với cực dương và cực âm với cực âm, leo lên xe đề thử. Xe đề được chứng tỏ ắc-quy yếu điện hoặc hư hỏng, nên để chống đứng, cho xe nổ máy thật lâu để xe sạc vào ắc quy. Trường hợp ắc-quy không hư thì sau khi tắt máy, tháo các dây điện ra và đề được. Các trường hợp khó đề, không đề được cần kiểm tra và thay thế mới bình ắc quy.

Ac-quy-xe-may-TheDat-(2).jpg

Một số trường hợp ắc quy còn tốt, hệ thống dây dẫn và các thiết bị hoạt động bình thường nhưng còi yếu, đề nổ không được là do bị mô-ve (tiếp xúc kém) ở hai đầu cực của ắc quy. Lúc này cần tiến hành tháo ắc quy ra khỏi hộp chứa, tiến hành vệ sinh sạch hai đầu cực và cần thiết thì sạc lại để đảm bảo đủ dòng điện.

Ac-quy-xe-may-TheDat-(3).jpg

Để kiểm tra ắc-quy, bạn nên ngắt bỏ các thiết bị điện lắp thêm cho xe nếu có trên xe như đèn xê-non, còi công suất lớn, đèn chớp, hệ thống chống trộm chất lượng kém,…có thể dẫn tới việc ắc-quy bị quá tải gây yếu điện, bộ sạc không đủ dòng sạc chuẩn cho ắc quy.

Bắt bệnh xe máy không đề được dựa vào tiếng kêu của mô tơ đề

Mô tơ đề xe máy hay thường gọi là củ đề xe máy xoay đồng thời kéo bánh đà để đề xe máy. Nếu mô tơ đề không quay xe không phát ra tiếng kêu hoặc phát ra tiếng kêu khác lạ thì kiểm tra các vấn đề sau.

Kiểm tra công tắc phanh và công tắc chân chống

Trong quá trình hoạt động lâu ngày, chịu tác động của môi trường công tắc phanh và công tắc chân chống có thể không còn khả năng cảm biến xác định người sử dụng xe đã gạt chân chống hay đã bóp thắng hay chưa, trường hợp các tiếp điểm không hoạt động lúc này các công tắc hành trình không nối điện đến mô tơ đề do đó mô tơ đề không quy không kêu.

Hãy thử nhìn ở góc của chân chống, và thắng xem công tắc hành trình đã được nhả hết cỡ hay không, nếu khó xác định có thẻ dùng dây điện nối tắt tất cả các tiếp điểm và thử đề máy.

Kiểm tra công tắc đề có bị hư hay không

Đã thử kiểm tra công tắc phanh, công tắc thắng, thử nối tắt vẫn không nghe tiếng mô tơ đề thì bắt đầu kiểm tra công tắt đề, rút giắc cắm vào công tắc đề, dùng dây điện nối tắt nếu mô tơ đề chạy có nghĩa rằng công tắc đề bị hư.

Trường hợp mô tơ đề quay vẫn để bánh đà cạnh cạnh mà xe không nổ máy cần kiểm tra các vấn đề sau.

Kiểm tra hệ thống FI có hoạt động không

Đối với các dòng xe có FI nhìn đèn FI có nháy lên khi vặn chìa khoá hay không. Nếu đèn FI có nháy lên thì FI có khởi động được. Hoặc nhận biết FI đã khởi động hay chưa từ tiếng kêu trong máy khi vặn chìa khoá lên.

Trường hợp đèn FI không nháy lên khi vặn chìa, nên tháo mặt nạ trước, nối tắt 2 sợ dây FI của ổ khóa và khởi động. Xe máy có FI thì ổ khóa điện có 4 sợi dây, trong đó 2 dây đóng ngắt lửa bình và 2 dây đóng ngắt FI, hiếm trường hợp hư tiếp xúc điểm của ổ khóa liên quan đến FI nhưng vẫn có khả năng hư ổ khóa đẫn đế không lên FI.

Kiểm tra xe có lắp khóa chống trộm hay không

Xác định xe có lắp hệ thống chống trộm hay không. Xác định dòng xe đang sử dụng có phải là xe hãng Piaggio như Vespa, Liberty, Fly, xe SH 300i sử dụng chìa khoá có chip. Các trường hợp xe máy có chip từ chống trộm, vặn chìa khoá lên mà đèn LED báo chống trộm vẫn nhấp nháy không tắt thì nên kiểm tra chìa khoá. Quý khách có nhu cầu sửa khóa xe vespa liên hệ ngay Sửa Khóa Hiệp Nghĩa để được sửa khóa xe vespa, sửa khóa xe liberty, sửa khóa xe piaggio và làm lại chìa khoá xe vespa uy tín nhất.

Kiểm tra bugi xe máy đối với các dòng xe không FI

Xe máy có thể bị mất lửa bởi nhiều nguyên nhân, rất khó xác định, tuy nhiên các bạn có thể vệ sinh bugi, rồi lắp lại rồi thử nổ máy.

Bugi bám muội than sẽ khiến xe máy không nổ được

Đề xe bằng cần đạp hoặc đẩy xe rồi sang số

Rất nhiều dòng xe có cần đạp mà mọi người không để ý, đối với các dòng xe sử dụng hộp số cơ thì thường có cần đạp, xe có FI cũng có chiếc có cần đạp hỗ trợ người dùng khi xe hết bình, cạn bình ắc quy. Khi không đề bằng nút đề được, nên thử đạp bằng cần đạp.

Ngoài ra với các dòng xe số, đẩy xe cho đạt tốt độ cần thiết và sang số, bánh xe truyền mômen cho nhông đĩa đánh lửa nổ máy xe mà không cần đạp hay đề.

Trên đây là vài cách bắt bệnh thường gặp và hướng xử lý đơn giản. Hy vọng bài viết giúp ích được cho mọi người.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 lượt, 4,75/5)

Bạn cần tư vấn, đóng góp và chia sẻ thông tin tại đây

2 Bình luận

Avatar của người bình luận Khách

Cho e hỏi xe e mới thay bình ác quy mà mở máy mãi mới lên lên dc 1 lúc mãi mới đề dc là sao ạ và sửa hết nhiều tiền không.

Trả lời

Bài viết liên quan

Gửi yêu cầu của bạn, chúng tôi gửi tin nhắn báo giá và hỗ trợ liền

làm remote cửa cuốn giá rẻ chuyên nghiệp

Fanpage Cửa Hàng Sửa Khóa Hiệp Nghĩa

sửa khóa cửa tại nhà tphcm giá rẻ

KIẾN THỨC VỀ KHÓA

Giá làm chìa
khóa xe máy
Thay vỏ chìa
khóa xe ô-tô
Lắp khóa tủ
bàn văn phòng
Giá mở khóa
cửa nhà
Thay ổ khóa
xe máy
Thay ổ khóa
cửa kính
Thay khóa xe
máy chống bẻ
Thay ổ khóa
cửa nhà
Mở thay sửa
khóa két sắt
Mở khóa cửa
sửa khóa cửa
Mở khóa ô-tô
xe tải
Làm remote
cửa cuốn
Gọi ngay
Số phụ 24/24
Messenger
Zalo 24/24
Hỗ trợ 24/24 Click ngay vô bên trên
0904.027.021